Tìm kiếm

Từ khóa nổi bật

Tìm kiếm toàn cục chưa được mở
Chuyển tới nội dung chính

Tổng quan các chủ đề

    • Cha mẹ/ người chăm sóc trẻ
    • Cán bộ y tế trường học
    • Nhân viên y tế cơ sở (trạm y tế, trung tâm y tế)
    • Các bạn trẻ đang có kế hoạch sinh con.
    • Giáo viên, bảo mẫu, người giúp việc, người trực tiếp chăm sóc trẻ.
    • Các đối tượng khác có quan tâm.
      • Về kiến thức:
        • Hiểu biết cơ bản về bệnh Hen phế quản.
        • Nắm được những đặc điểm của nhóm trẻ có nguy cơ mắc hen phế quản.
        • Nắm được các nguyên nhân khởi phát hen phế quản.
        • Nhận biết và xử trí ban đầu cơn hen cấp tại nhà.
        • Nắm được tầm quan trọng của dự phòng hen. Nguyên tắc sử dụng bình đệm và thuốc xịt dự phòng.
        • Các biện pháp dự phòng Hen phế quản.
      • Về kỹ năng:
        • Có kỹ năng xử lý một số tình huống khi trẻ có cơn Hen phế quản cấp.
        • Hiểu về các loại thuốc dự phòng Hen phế quản, cách sử dụng.
        • Cách phòng bệnh hen phế quản.
      • Về tinh thần, thể chất:
        • Tự tin khi chăm sóc, xử trí trẻ mắc hen phế quản và dự phòng tái phát cơn hen cấp ở trẻ em. 
      • Hen phế quản (suyễn) chính là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn (ước tính là 10% so với 5%). Thế nhưng, trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em lắm khi bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Điều này tất yếu đã hạn chế hiệu quả điều trị: trẻ thường xuyên bị lên cơn, không thể vui chơi, gắng sức như bao trẻ khác, phải đi cấp cứu, nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

        - Cơn hen cấp tính ở trẻ có các mức độ khác nhau: nhẹ - trung bình - nặng - nguy kịch. Mỗi lần trẻ lên cơn hen là mỗi lần trẻ có thể đối diện với nguy cơ tử vong. Vì vậy việc biết cách phát hiện dấu hiệu trẻ lên cơn (đặc biệt là những dấu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu) và biết cách giúp trẻ cắt cơn hen ngay tại nhà sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ này.

        - Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt được nhưng có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn, trẻ có thể sinh hoạt - học tập - vui chơi bình thường, phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần, chức năng phổi bình thường.

        * Do đó, cha mẹ cần biết cách dự phòng, chăm sóc, theo dõi, xử trí cơn hen cấp của trẻ trẻ sao cho phù hợp và phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

        Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, khóa học được xây dựng nhằm hướng dẫn phụ huynh nắm được cách xử trí, chăm sóc, dự phòng cơn hen cấp cho trẻ đúng cách chuẩn y khoa và cách phát hiện sớm các dấu hiệu nặng nhằm đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, tránh các biến chứng của bệnh.

        Khóa học gồm 16 bài học chia thành 4 chương như sau:

        Chương I: Định nghĩa và yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản ở trẻ em

        Chương II: Triệu chứng cơn hen cấp

        Chương III: Xử trí cơn hen cấp

        Chương IV: Dự phòng cơn hen cấp

        Kết thúc khóa học có bài kiểm tra để lượng giá kiến thức của học viên.

        • Bác sĩ: Ninh Thị Phương Mai

          - Bác sĩ chuyên khoa Nhi, kinh nghiệm nhiều năm công tác tại Khoa Nội Nhi Tổng hợp Bệnh viện E, trực tiếp thăm khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa Nhi, bệnh lý về hô hấp, tiêu hoá, dinh dưỡng và miễn dịch ở trẻ nhỏ.

          - Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Đại học Y Hà Nội.

          - Tham gia nhiều khóa đào tạo Nhi Khoa chuyên sâu tại Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương.

          - Thực hành Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

          - 3 lần nhận bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Giám đốc Bệnh viện E.

          - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Bệnh viện E 3 năm liên tiếp.

          - Giải khuyến khích Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ XXI.

          - Tác giả, đồng tác giả nhiều nghiên cứu khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín ngành Y tế.

            • HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN CẤP ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Giới thiệu khóa học Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 1: Định nghĩa hen phế quản (HPQ) Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 2: Cơ chế gây hen phế quản Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 3.1: Biến chứng của hen phế quản ở trẻ em (phần 1) Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 4: Những trẻ nào có nguy cơ mắc hen phế quản? Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 5: Yếu tố gây khởi phát cơn hen phế quản cấp Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 1: Triệu chứng cơn hen phế quản cấp Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 2: Phân loại cơn hen cấp ở trẻ trên 5 tuổi Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 3: Phân loại cơn hen cấp ở trẻ dưới 5 tuổi Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 1: Cần chuẩn bị gì để theo dõi và xử trí cơn hen cấp tại nhà? Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 2.2: Xử trí cắt cơn hen cấp tại nhà (phần 2) Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 3: Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế? Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài 2: Các biện pháp dự phòng Hen phế quản Tệp tin
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
            • Bài kiểm tra cuối khoá
              Hạn chế Không hiện hữu trừ khi: You are not a(n) Khách vãng lai
          • 1. Chứng nhận tham gia khóa học

            • Hoàn thành tất cả các bài giảng trong khóa học

            2. Chứng nhận hoàn thành khóa học

            • Hoàn thành tất cả các bài giảng trong khóa học
            • Trả lời đạt tối thiểu 70% số điểm của bài kiểm tra cuối khóa.