
Xây dựng mục tiêu can thiệp cá nhân cho trẻ rối loạn phát triển
-
Trình độ: Cơ bản
-
Cấp chứng nhận hoàn thành khóa học
1. Đối tượng học viên
– Giáo viên can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phát triển
– Giáo viên hòa nhập và phụ huynh chăm sóc cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trì hoãn phát triển hoặc tự kỷ, khuyết tật trí tuệ
2. Bạn nhận được giá trị gì
Học viên nhận biết được các cơ sở cơ bản để xây dựng mục tiêu can thiệp như chương trình chuẩn mầm non, chương trình chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học, chương trình từng bước nhỏ, Portage….
Biết được cách lựa chọn và cân đối số lượng mục tiêu ở trong các lĩnh vực với nhau; Cách kết nối tích hợp nhiều vấn đề trong cùng một mục tiêu; Cách thức chia nhỏ mục tiêu theo hướng hành vi mong muốn đạt được.
3. Thông tin khóa học
Khóa học được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của người học trong việc lựa chọn chương trình, xây dựng và chia nhỏ các mục tiêu chi tiết trong quá trình can thiệp cá nhân cho trẻ rối loạn phát triển. Khóa học này bao gồm phần hướng dẫn lý thuyết và làm mẫu xây dựng các mục tiêu cho kế hoạch can thiệp cá nhân. Trong đó, chương 1 và 2 tập trung vào giới thiệu một số chương trình phổ biến cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, sau đó học viên được hướng dẫn cách lựa chọn và chia nhỏ mục tiêu can thiệp theo hướng hành vi mong muốn. Ở chương cuối, học viên sẽ được hướng dẫn thực hiện mục tiêu của một số lĩnh vực như vận động tinh, nhận thức hoặc cảm nhận xã hội…Cuối khóa học, học viên sẽ thực hiện các bài tập trắc nghiệm và làm bài thi cuối khóa.
Nội dung khóa học
14 Bài họcCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Bài 1: Giới thiệu khóa học và hướng dẫn học tập – HỌC THỬ MIỄN PHÍ
Bài 2: Những khó khăn xây dựng mục tiêu can thiệp
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Bài 1: Chuẩn phát triển chương trình mầm non
Bài 2: Chương trình chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ 2010
Bài 3: Chương trình từng bước nhỏ
Bài 4: Chương trình Portage
Bài 5: Chương trình Denver
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU CAN THIỆP
Bài 1: Khái niệm
Bài 2: Tiêu chí cơ bản để xác định mục tiêu
Bài 3: Các điều kiện để xây dựng và thực hiện mục tiêu
CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN ĐẶT MỤC TIÊU CAN THIỆP
Bài 1: Lựa chọn mục tiêu
Bài 2: Hành vi mong muốn
Bài 3: Các loại hành vi mong muốn
Bài 4: Thực hành xây dựng một mục tiêu và các hành vi mong muốn đi kèm

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Dần
– Thạc sĩ Nguyễn Trọng Dần, cán bộ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
– Tốt nghiệp chuyên ngành Cử nhân sư phạm Giáo dục Đặc biệt tại Đại học Sư phạm Đà Nẵng (2004 – 2008),
– Công tác tại NCSE từ năm 2008 với hướng nghiên cứu về trẻ rối loạn phát triển.
– Tác giả Chương trình Chuyên biệt về Sách giáo khoa cho trẻ Khuyết tật trí tuệ của Bộ GD ĐT (2010), Thạc sỹ Phương pháp và lịch sử giáo dục 2012 tại Đại học Sư phạm Hà Nội và – Thạc sỹ Khuyết tật học tại Đại học Flinders, Úc.
– Chủ nhiệm và thành viên chính của nhiều đề tài các Cấp nhà nước, cấp Bộ, các dự án trong và ngoài nước để hỗ trợ trẻ rối loạn phát triển.
– Thầy đã có nhiều hoạt động tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên, phụ huynh ở các trung tâm can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại Việt Nam. Thầy thực hiện nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn online vì cộng đồng trên Mạng lưới tự kỷ Việt Nam, Trẻ đặc biệt – Cha mẹ tỉnh thức, Blue Light – Đồng hành cùng cha mẹ dạy con tại nhà…..
Thông tin khóa học
- 1 tiếng 18 phút
- 14 Bài học
- Cập nhật 23/02/2023