
Luyện vận động môi, miệng để trẻ phát âm tròn vành rõ tiếng
-
Trình độ: Cơ bản
-
Cấp chứng nhận hoàn thành khóa học
1. Đối tượng học viên
– Khóa học dành cho phụ huynh, những người quan tâm và giáo viên can thiệp về trẻ có khó khăn trong vận động môi, miệng hoặc trẻ có rối loạn âm lời nói/ nói ngọng, khiếm khuyết khả năng nghe.
2. Bạn nhận được giá trị gì?
* Học viên hiểu được các kiến thức:
– Gồm các phần lý thuyết, phân tích, ví dụ và các video làm mẫu, giúp học viên dễ dàng theo dõi và áp dụng trong việc rèn luyện vận động môi, miệng cho trẻ có khó khăn về lời nói (trẻ rối loạn âm lời nói/nói ngọng, trẻ khiếm thính, trẻ có rối loạn vận ngôn…).
– Các bài tập được thiết kế và hướng dẫn dưới dạng trò chơi với trẻ nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú và ghi nhớ tự nhiên.
* Học viên có các kỹ năng:
– Trình bày được mục đích, đối tượng thực hiện các bài tập luyện vận động môi, miệng;
– Áp dụng các bài tập luyện tập vận động môi;
– Áp dụng các bài tập luyện tập vận động má;
– Áp dụng các bài tập luyện tập vận động lưỡi;
– Áp dụng các bài tập luyện hơi thở qua việc luyện thổi;
– Cách sử dụng đồ ăn trong luyện tập môi, miệng.
3. Thông tin khóa học
– Khóa học dành cho giáo viên can thiệp, phụ huynh và những người quan tâm về trẻ có hạn chế về phát âm do sự hạn chế về vận động môi, miệng (như trẻ có rối loạn âm lời nói/ nói ngọng, khiếm khuyết khả năng nghe)
– Khóa học bao gồm các phần lý thuyết, phân tích, ví dụ giúp học viên dễ dàng theo dõi và áp dụng trong công việc giúp trẻ phát triển vận động môi, miệng.
Nội dung khóa học
25 Bài họcCHƯƠNG 1: Giới thiệu khóa học và vai trò của vận động môi, miệng
Bài 1: Giới thiệu khóa học và hướng dẫn học tập – HỌC THỬ MIỄN PHÍ
Bài 2: Biểu hiện khó khăn vận động môi miệng ở trẻ em
Bài 3: Cách phát hiện khó khăn vận động môi miệng ở trẻ em
Bài 4: Vai trò của vận động môi, miệng đối với trẻ em
CHƯƠNG 2: Vận động môi
Bài 1: Vai trò của môi trong việc tạo âm, các âm liên quan đến vận động môi
Bài 2: Chu môi
Bài 3: Nhành môi
Bài 4: Rung môi
Bài 5: Mím môi
Bài 6: Gập môi
CHƯƠNG 3: Vận động má
Bài 1: Một số âm liên quan vận động má
Bài 2: Phồng hai má
Bài 3: Phồng hai má luân phiên
Bài 4: Chu môi, chụm má
Bài 5: Hóp má
CHƯƠNG 4: Vận động lưỡi
Bài 1: Vai trò của lưỡi trong việc tạo âm, các âm liên quan đến vận động lưỡi
Bài 2: Đưa lưỡi sang hai bên và lên xuống
Bài 3: Chạm lưỡi vào răng (phía trong răng, phía ngoài răng)
Bài 4: Chống lưỡi vào má trong
Bài 5: Lè lưỡi và liếm
Bài 6: Đưa lưỡi ra vào
CHƯƠNG 5: Luyện thổi
Bài 1: Vai trò của luồng hơi trong lời nói
Bài 2: Thổi mạnh
Bài 3: Thổi dài
Bài 4: Thổi dài, ngắn phối hợp

Tiến sĩ Lê Thị Tố Uyên
– Tiến sĩ Lê Thị Tố Uyên – cán bộ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
– Tiến sĩ Ngôn ngữ học (2019) và cử nhân sư phạm Giáo dục Đặc biệt tại Đại học Sư phạm Hà Nội (2013).
– Bắt đầu công tác tại NCSE từ năm 2009 với hướng nghiên cứu về trẻ khuyết tật nghe, nói
– Tác giả cuốn sách Sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ khiếm khuyết ngôn ngữ (3-6 tuổi), là đồng tác giả của các sách chuyên khảo về ngôn ngữ kí hiệu.
– Thư kí và thành viên chính của nhiều đề tài cấp Bộ, các dự án trong và ngoài nước để hỗ trợ trẻ khuyết tật nghe, nói.
– Có nhiều hoạt động tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên, phụ huynh ở các trung tâm can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại Việt Nam.
– Là cố vấn chuyên môn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lí và Phát triển tài Năng NaNa.
Thông tin khóa học
- 01 giờ 54 phút
- 25 Bài học
- Cập nhật 03/08/2023